Trường Mầm non Xuất Hóa được thành lập ngày 09/5/1986. Khi mới thành lập nhà trường có 04 lớp học nằm ở 03 điểm trường (Tân Cư, Bản Đồn II, Đoàn Kết), các lớp học đều là tranh tre nứa lá. Đến năm 2002 nhà trường được xây dựng tại tổ Bản Đồn II gồm 04 lớp học, các lớp học tập trung tại 01 điểm đáp ứng điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất trong thời điểm bấy giờ. Trong những năm qua nhà trường luôn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các cuộc vận động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày được nâng lên. Trong những năm gần đây dân số ngày một tăng lên, cơ sở vật chất dần không còn đảm bảo, đáp ứng điều kiện học tập. Các lớp học đều phải ngăn đôi, lớp học chật chội, xuống cấp. Nhà trường đã nhiều lần tham mưu, trình lãnh đạo các cấp xin được xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đến tháng 02/2018 dự án xây dựng trường mầm non Xuất Hóa chính thức được khời công, đây là niềm vui to lớn đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh, học sinh, nhân dân trên địa bàn. Hiện nay trường đang trong giai đoạn hoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng trong tháng 8/2019.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường luôn chỉ đạo đội ngũ thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học. Thực hiện tốt phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", xây dựng trường mầm non của bé “ Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Thân thiện”. Trong những năm qua nhà trường luôn đạt danh hiệu: “Tập thể lao động tiên tiến” .
Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường Giai đoạn 2016-2020; Tầm nhìn đến năm 2025, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục - Đào Tạo.
I/ ĐẶC ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG
1. Điểm mạnh
1.1. Đội ngũ
Công tác tổ chức quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Năm học 2018-2019 CBGV,NV: 20 (Biên chế: 16; hợp đồng theo thỏa thuận: 04)
Trong đó: Cán bộ quản lý: 02; Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 13 (Biên chế 13); Nhân viên: 05 (Trong đó Biên chế 01; Hợp đồng theo thỏa thuận: 04)
Dân tộc: 15 (Trong đó: Biên chế: 11; HĐ thỏa thuận: 4)
Trình độ chuyên môn: Đại học: 08 ( QL: 2; GV: 06)
Cao đẳng: 05 (GV: 05)
Trung cấp: 03 ( GVMN:02; NVYT: 01)
Chất lượng đội ngũ trong 3 năm liên kề:
Xếp loại | Xếp loại CC,VC | Lao động tiên tiến | Chiến sĩ thi đua cơ sở | Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh | ||
Hoàn thành Xuất sắc | Hoàn thành Tốt | Hoàn thành nhiệm vụ | ||||
Năm học 2015 - 2016 | 01/16 | 12/30 | 03/16 | 12 | 01 | 0 |
Năm học 2016 - 2017 | 02/17 | 12/17 | 03/17 | 13 | 01 | 0 |
Năm học 2017 - 2018 | 04/13 | 08/13 | 1/13 | 11 | 02 | 0 |
1.2. Học sinh
Về quy mô năm học 2018 - 2019: 06 lớp, 157 học sinh,
Trong đó: Nhóm trẻ 24- 36: 0 nhóm
Mẫu giáo: 06 lớp: MG bé: 02 lớp 63 học sinh
MG nhỡ: 02 lớp 48 học sinh
MG lớn: 02 lớp 46 học sinh
* Tổng số lớp và tổng số học sinh từ năm học 2015-2016 đến nay:
Năm học | Tổng số học sinh | Tổng số lớp | Tỉ lệ HS/lớp |
2015 - 2016 | 201 | 08 | 25,13 |
2016 - 2017 | 208 | 09 | 23,11 |
2017 - 2018 | 166 | 06 | 27,67 |
2018 - 2019 | 157 | 06 | 26,17 |
Từ năm học từ 2017 - 2018 thực hiện chủ trương xã hội hóa trẻ nhà trẻ nên nhà trường chỉ tuyển học sinh mẫu giáo theo quy định.
* Kết quả chăm sóc, giáo dục trong các năm gần đây:
- Kết quả chăm sóc sức khỏe
Năm học | TSHS | Kết quả chăm sóc sức khỏe | |||||
Số trẻ được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng | Số trẻ được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm | Trẻ phát triển bình thường về cân nặng | Trẻ nhẹ cân | Trẻ phát triển bình thường về chiều cao | Trẻ thấp còi | ||
2015-2016 | 201 | 201/201=100% | 201/201 =100% | 194/201 =96,52% | 17/201 = 3,48% | 184/201 = 96,52% | 17/201 = 8,45% |
2016-2017 | 208 | 208/208=100% | 208/208 =100% | 200/208 =96,15% | 8/208 =3,85% | 199/208 = 95,67% | 9/208 =4,3% |
2017-2018 | 166 | 166/166=100% | 166/166 =100% | 162/166 =97,59% | 4/166 =2,41% | 160/166 =95,28% | 6/166 =4,7% |
- Kết quả giáo dục
Năm học | TSHS | Kết quả giáo dục | |||||
Trẻ đi học 2buổi/ngày | Trẻ đi học chuyên cần | Trẻ nắm chương trình | Học sinh xuất sắc | Học sinh tiên tiến | Cháu ngoan Bác Hồ | ||
2015-2016 | 201 | 201/201 =100% | 199/201=99% | 199/201=99% | 32/201 =15,92% | 64/201 = 31,84% | 74/201 = 36,45% |
2016-2017 | 208 | 208/208 =100% | 206/208=99% | 206/208=99% | 41/208 =19,71% | 91/208 =43,75% | 38/208 =18,26% |
2017-2018 | 166 | 166/166 =100% | 164/166=98,8% | 166/166=100% | 28/166 =16,87% | 68/166 =40,96% | 38/166 =32,53% |
1.3. Cơ sở vật chất
Năm học 2018 - 2019 nhà trường đang xây dựng với tổng diện tích là 3.900m2 đạt 24,8m2/1trẻ, diện tích sân chơi là 2.700m2 đạt 17,2m2/1trẻ.
Các nhóm lớp đều được xây dựng kiên cố, có đầy đủ các phòng chức năng.
- Trang thiết bị dạy học của nhà trường: Có 01 máy chiếu, ,06 máy tính phục vụ công tác quản lý giáo dục. Các lớp học đều được trang bị ti vi để cho học sinh học tập, đồ dùng đồ chơi được bổ sung hàng năm. Có 06 bộ đồ dùng thiết bị dạy học tối thiểu theo văn văn bản hợp nhất 01 của Bộ GD&ĐT .
2. Điểm hạn chế
- Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: Tính sáng tạo chưa cao, đôi khi còn thiếu quyết liệt trong công tác điều hành. Chưa bồi dưỡng được nhiều giáo viên có tay nghề cao để đáp ứng với yêu cầu thực tế nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, phân công công tác còn có những bất cập do cơ cấu đội ngũ của nhân viên chưa đủ.
- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một số ít giáo viên ứng dụng CNTT còn hạn chế; chất lượng đội ngũ chưa thực sự đều tay, còn một số ít giáo viên, nhân viên chưa thực sự say sưa tâm huyết trong công việc; số lượng giáo viên mũi nhọn còn mỏng.
- Chất lượng học sinh: Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, một số ít phụ huynh chưa quan tâm đến tình hình học tập của con em mình.
- Cơ sở vật chất: Trường lớp đang xây dựng nên phải học nhờ, học tạm tại các địa điểm khác nhau.
3. Thời cơ
Nhà trường đang được xây dựng kiên cố, khang trang, sạch đẹp, đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
Nhà trường đã có sự tín nhiệm của học sinh và được sự đồng thuận của phụ huynh học sinh trong khu vực Phường.
Ban lãnh đạo trường có tầm nhìn, chủ động, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt, yêu nghề, mếm trẻ.
Nhà trường được sự quan tâm của lãnh đạo UBND Phường Xuất Hóa, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, các ban ngành đoàn thể và Ban đại diện Cha mẹ học sinh.
4. Thách thức
Phụ huynh học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Các trường cùng bậc học trong thành phố đã có những bước tiến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, sẽ có tốc độ phát triển cao trong thời gian tới. Việc củng cố đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn cho giao viên làm rút ngắn khoảng cách giữa các nhà trường.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên
Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, phấn đấu đạt các tiêu chí của trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương, làm tốt công tác xã hội hóa để xây dựng cảnh quan nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn - Thân thiện.
Xây dựng nhà trường văn hóa, giáo dục con người biết xây dựng môi trường văn hóa. Tạo điều kiện để giáo viên cống hiến, học sinh được phát triển toàn diện.
Đào tạo và bồi dưỡng bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn diện, đạt chuẩn CNTT, chuẩn ngoại ngữ. Nâng cao tỉ lệ giáo viên trên chuẩn.
Đổi mới mạnh mẽ đồng bộ nội dung, hình thức, phương pháp dạy học.
Đổi mới công tác quản lý thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ. Xây dựng và đào tạo tuyển chọn cán bộ quản lý chất lượng.
Duy trì mối quan hệ giữa Nhà trường với các cơ quan quản lý, cơ quan hữu quan, cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân.
II/ Tầm nhìn, Sứ mệnh và các giá trị
1. Tầm nhìn
"Trở thành một ngôi trường có chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy để cha mẹ học sinh gửi gắm con em mình”.
2. Sứ mệnh
“Tạo môi trường chăm sóc, giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, kỷ cương, giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ biết sáng tạo, có năng lực tư duy”
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
Tinh thần trách nhiệm | Lòng nhân ái |
Tình đoàn kết | Sự hợp tác, sáng tạo |
Tính trung thực | Khát vọng vươn lên |
III/ Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động
1. Mục tiêu
1.1. Các mục tiêu tổng quát:
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, phù hợp với xu thế phát triển của địa phương, tạo dựng được địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh.
1.2. Các mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu ngắn hạn: Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, khẳng định thương hiệu nhà trường trên địa bàn của thành phố.
- Mục tiêu trung hạn: Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn; trường đến năm 2020 được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1;
- Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
+ Chất lượng giáo dục được khẳng định ngang tầm với trường thuộc địa bàn các xã của thành phố Bắc Kạn.
+ Duy trì đạt trường chuẩn Quốc gia.
+ Có quy mô ổn định và phát triển.
Xây dựng nhà trường, có uy tín và ổn định về chất lượng giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập.
- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong những năm tiếp theo. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
2. Chỉ tiêu
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 94% cán bộ, giáo viên, nhân viên trên chuẩn, trong đó 03 người trong Ban Lãnh đạo có trình độ đại học.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá Khá, Giỏi trên 75%.
- Có 100% CB-GV-NV đạt chuẩn về CNTT đáp ứng yêu cầu công tác.
- 100% đạt xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp từ khá trở lên (xuất sắc 35% trở lên).
- 100% cán bộ, giáo viên đổi mới phương pháp quản lý, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
2.2. Học sinh
* Về quy mô trường lớp và số lượng học sinh:
- Đến năm 2020, Kế hoạch thực hiện: 06 lớp, 164 học sinh, trong đó tuyển mới trong các năm 53 học sinh.
* Về chất lượng: Hàng năm đạt các chỉ số quy định về trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 giai đoạn 2018-2020.
- Tỉ lệ chuyên cần: 100%
- Bé nắm chương trình: 98%
- Bé ngoan: 80%
- Hoàn thành chương trình GDMN: 100%
- Học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi, giao lưu do ngành tổ chức.
2.3. Cơ sở vật chất..
- Tháng 02/1018 nhà trường được xây dựng gồm 10 phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, hệ thống phòng quản trị hành chính đầy đủ đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Nhà trường được trang bị một số đồ dùng thiết bị phục vụ công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. Phương châm hành động
“Xây dựng nhà trường văn hóa, giáo dục con người biết xây dựng môi trường văn hóa. Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”
IV/ Các giải pháp thực hiện
1. Các giải pháp chung
- Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhân dân về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, đưa trên website của trường. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, cộng đồng trách nhiệm của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.
- Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
2. Các giải pháp cụ thể
2.1. Thể chế và chính sách:
- Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.
2.2. Tổ chức bộ máy:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí nhiệm vụ hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để đáp ứng với yêu cầu công tác, giảng dạy của nhà trường đảm bảo đúng Điều lệ trường phổ thông.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
- Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức. Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức, bộ phận phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học.
2.3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học trên quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và thực hiện chương trình giáo dục mầm non; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu của xã hội.
Tăng cường đổi mới PPDH theo hướng tích cực, lấy trẻ làm trung tâm tổ chức các hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm sáng tạo có hiệu quả
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh; làm rõ trách nhiệm của cha mẹ học sinh, của chính quyền địa phương, trong công tác giáo dục. Thực hiện tốt thông tin 2 chiều.
Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong nhà trường, công tác tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra nội bộ.
2.4. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng về chiến lược phát triển của nhà trường, giáo dục chính trị tư tưởng đạo đức nghề nghiệp, khơi dậy và phát huy niềm tự hào về nghề đối với cán bộ giáo viên trong nhà trường. Thực hiện tốt công tác dân chủ nhằm thống nhất ý trí, hành động và quyết tâm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Hàng năm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chú trọng đào tạo nâng chuẩn; mở các lớp bồi dưỡng tại đơn vị và khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng. Chuẩn bị tốt tâm thế, nhận thức đến năm 2020 và tiếp cận chương trình thay SGK.
2.5. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục
- Tham mưu các cấp lãnh đạo tiếp tục hoàn thiện công trình trường mầm non Xuất Hóa đảm bảo các yêu cầu thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Hàng năm rà soát, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nhà trường. Quản lý tốt cơ sở vật chất, có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời những thiết bị đồ dùng bị hỏng
- Tổ chức làm đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy và học.
2.6. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, các phần mềm: Cổng thông tin điện tử, VNEDU,…góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.
2.7. Công tác tài chính:
Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tài chính theo luật ngân sách và quy chế chi tiêu nội bộ, công khai theo quy định.
Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ và minh bạch các nguồn thu, chi.
2.8. Tổ chức công đoàn – Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
Công đoàn chăm lo đời sống cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, thực hiện tốt các phong trào thi đua.
Duy trì tốt hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên. Tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ -TDTT…tạo sân chơi cho các đoàn viên thanh niên. Động viên đoàn viên thanh niên tích cực học hỏi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục
2.9. Công tác xây dựng Đảng
Củng cố Chi bộ vững mạnh, làm tốt công tác xây dựng Đảng. Phát huy vai trò lãnh đạo, thực sự là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua, công tác của đơn vị. Thực hiện tốt công tác phát triển đảng trong nhà trường.
2.10. Công tác xã hội hoá:
Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học - khuyến tài.
Tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã thoả thuận thống nhất với Hội CMHS hàng năm để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường nâng cấp về cơ sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động giáo dục. Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.
Phối hợp chặt chẽ với CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền cho cha mẹ học sinh tham gia BHYT, BHTT cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.
Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.
V/ Tổ chức thực hiện Phương hướng chiến lược
1. Phổ biến phương hướng chiến lược
Phương hướng chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
Thông tin nội dung cơ bản của Phương hướng chiến lược phát triển trên website của trường.
2. Tổ chức thực hiện
Ban chỉ đạo thực hiện Phương hướng chiến lược bao gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn, TPTĐ các tổ trưởng chuyên môn; nhà trường chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và cả tập thể Ban chỉ đạo
* Lộ trình thực hiện
Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh PHCL sau từng giai đoạn triển khai, thực hiện sát với tình hình thực tế của nhà trường. Có thể chia thành các giai đoạn như sau :
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 - 2020: Xây dựng, phát triển và duy trì cơ sở giáo dục đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Xây mới cơ sở vật chất trường lớp, phấn đấu trường chuẩn Quốc gia mức độ 1.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2020 - 2025: Xây dựng, phát triển và duy trì cơ sở giáo dục đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
2.1. Đối với Hiệu trưởng
Tổ chức triển khai thực hiện Phương hướng chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiệnphương hướng chiến lược, đề xuất các giải pháp để thực hiện; tham mưu với lãnh đạo cấp trên, phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể trong đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phương hướng chiến lược.
Bám sát nội dung Phương hướng chiến lược, các mục tiêu, chỉ tiêu, phương châm hành động được nêu trong phương hướng chiến lược để kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện, đánh giá mức độ tiến bộ so sánh các chỉ tiêu cùng kỳ năm sau với năm trước và với mục tiêu đề ra của phương hướng chiến lược.
2.2. Đối với Phó Hiệu trưởng
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiệnphương hướng chiến lược, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
2.3. Đối với tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức thực hiện phương hướng chiến lược trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện phương hướng chiến lược của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện.
2.4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên
Căn cứ Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện phương hướng chiến lược.
VI/ Đề xuất kiến nghị
* Đối với UBND thành phố
Hỗ trợ về cơ chế chính sách tài chính để Nhà trường thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra.
Bổ sung 01 phó hiệu trưởng cho nhà trường.
* Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và hỗ trợ cho Trường trong thực hiện nội dung theo đúng kế hoạch các hoạt động hoạt động nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển.
Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược.
* Đối với UBND Phường:
Quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về cải tạo, tu sửa cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc giáo dục của nhà trường./.
Nơi nhận: * Gửi bản giấy, bản điện tử: - Phòng GD&ĐT thành phố (duyệt); - UBND phường Xuất Hóa (duyệt) ; - PHT, Tổ CM, CĐ, TPT và GV (t/h); - Lưu VT (V Bình 06 bản). |
| HIỆU TRƯỞNG
Bế Thị Thanh Bình |
PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO UBND PHƯỜNG XUẤT HÓA
| PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
|